Trong tiếng Anh, bài tập về dạng đúng của từ trong ngoặc (word form) là một phần không thể thiếu khi học ngữ pháp. Việc hiểu và áp dụng các quy tắc chuyển đổi từ loại như danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ sẽ giúp bạn hoàn thiện bài tập một cách dễ dàng và chính xác. Hãy cùng Eternity Academy khám phá những phương pháp và mẹo nhỏ để nắm vững dạng đúng của từ trong bài tập này!
1. Khái niệm động từ là gì?
Động từ trong tiếng Anh (Verb) là những từ dùng để chỉ hành động/ trạng thái của sự vật, sự việc hoặc con người. Động từ là một trong những bộ phận quan trọng để tạo nên được câu hoàn chỉnh và truyền tải đủ thông tin.
Trong tiếng anh động từ được kí hiệu là: V
Động từ trong tiếng anh là gì?
Ví dụ:
I am studying English at Eternity Academy (Tôi đang học tiếng anh tại Eternity Academy)
The teachers at Eternity Academy teach very easily. (Giáo viên tại Eternity Academy dạy học rất dễ hiểu)
2. Các loại động từ trong tiếng anh
Nội động từ và ngoại động từ
2.1. Nội động từ
Nội động từ (Intransitive Verb) là một loại động từ diễn tả một hành động, trạng thái hoặc quá trình xảy ra mà không cần một người hoặc một vật tiếp nhận hành động. Chính bản thân nội động từ đã mang đầy đủ ý nghĩa nên sau nó sẽ không có tân ngữ theo kèm.
Cấu trúc của nội động từ: Subject + Intransitive Verb
Ví dụ:
- She laughed loudly. (Cô ấy cười lớn)
Trong câu này, “laughed” là một động từ nội động vì không cần tân ngữ để hoàn thành nghĩa của câu
- She is sleeping peacefully. (Cô ấy đang ngủ một cách yên bình)
Trong câu này, “sleeping” là nội động từ, không cần tân ngữ để hoàn chỉnh ý nghĩa.
Lưu ý: Nếu một câu chỉ có một nội động từ mà không có đối tượng nào đi kèm (tân ngữ), nó sẽ không chia được ở thể bị động
Ví dụ: He arrives. (Anh ấy đến.)
Không thể chuyển thành: “He is arrived” (Anh ấy bị đến) vì “arrive” là nội động từ, không có tân ngữ nên không thể chia ở thể bị động.
2.2. Ngoại động từ
Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ cần có một tân ngữ (object) đi kèm phía sau, chẳng hạn như danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ, để chỉ rõ đối tượng mà hành động của động từ tác động đến. Nếu câu không có tân ngữ, câu sẽ bị coi là sai ngữ pháp.
Cấu trúc của ngoại động từ: Subject + Transitive Verb + Object
Ví dụ:
- He drives a car. (Anh ấy lái một chiếc xe hơi.)
Trong câu này “drives” là ngoại động từ, và “a car” là đối tượng chịu sự tác động của động từ.
- She wrote a letter. (Cô ấy đã viết một lá thư.)
Trong câu này “wrote” là ngoại động từ, và “a letter” là đối tượng nhận hành động của động từ.
2.3. Phân biệt nội động từ và ngoại động từ
Một cách nhanh và dễ dàng nhất để xác định loại động từ là tra cứu từ điển. Tuy nhiên, trong phần này, tác giả muốn giới thiệu một phương pháp khác, đơn giản hơn mà không cần dùng đến từ điển. Đó là kiểm tra xem câu có thể chuyển đổi sang thể bị động trong tiếng Anh hay không. Nếu câu có thể chuyển thành bị động, thì đó là ngoại động từ; nếu không, đó là nội động từ. Lý do cho phương pháp này là vì chỉ những câu có ngoại động từ mới đi kèm tân ngữ, và từ đó mới có thể tạo ra câu bị động. Trong khi đó, câu có nội động từ không thể chuyển sang thể bị động do không có tân ngữ.
Ví dụ: He will arrive tomorrow.
“Arrive” trong trường hợp này là nội động từ vì câu không thể chuyển sang bị động.
Ví dụ: She placed the book on the shelf.
Bị động: The book was placed on the shelf (by her).
“Placed” trong trường hợp này là ngoại động từ vì câu có thể chuyển sang bị động.
Từ hai ví dụ trên, người đọc có thể thấy rằng từ “place” có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ tùy theo cách sử dụng. Những trường hợp này sẽ được tác giả giải thích chi tiết hơn ở phần sau.
Trường hợp vừa là nội động từ và ngoại động từ
Một số động từ có thể đóng vai trò là nội động từ hoặc ngoại động từ, và ý nghĩa của chúng cũng có thể thay đổi tùy ngữ cảnh.
Ví dụ:
- She runs a business. (Cô ấy điều hành một công việc kinh doanh.)
- John runs every morning. (John chạy bộ mỗi buổi sáng.)
Trong ví dụ đầu tiên, “run” là ngoại động từ, trong khi ở ví dụ thứ hai, “run” là nội động từ. Đồng thời, nghĩa của từ “run” cũng khác nhau trong hai trường hợp này.
Dưới đây là bảng ví dụ khác với các động từ là nội và ngoại động từ:
Động từ | Ngoại động từ (Transitive) | Nội động từ (Intransitive) |
break | He broke the vase yesterday. | The vase broke into pieces. |
eat | She ate an apple for breakfast. | We ate at the restaurant last night. |
start | They started the project last week. | The meeting starts at 9 AM. |
move | He moved the chair to the corner of the room. | The clouds are moving slowly across the sky. |
open | Can you open the door, please? | The store opens at 8 AM every day. |
run | She runs a successful business. | He is running very fast. |
finish | They finished the report on time. | The movie finished late last night. |
grow | They grow vegetables in their garden. | The population has grown significantly over the last decade. |
leave | He left the keys on the table. | She left for the airport early this morning. |
play | He plays the guitar beautifully. | The children are playing in the park. |
Bảng này chứa các ví dụ rõ ràng về cách mỗi động từ có thể là ngoại động từ (cần tân ngữ) và nội động từ (không cần tân ngữ).
3. Cách chia động từ trong ngoặc
3.1. Chia động từ theo chủ ngữ
Hướng dẫn chia động từ theo ngôi của chủ ngữ
Việc chia động từ theo ngôi chủ ngữ là một quy tắc quan trọng và được áp dụng một cách nhất quán đối với tất cả các động từ khi chúng xuất hiện trong các thì hiện tại, cũng như đối với động từ “to be” khi chúng xuất hiện trong các thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn. Điều này có nghĩa là chúng ta phải điều chỉnh hình thức của động từ cho phù hợp với ngôi chủ ngữ, không chỉ trong các thì hiện tại mà còn trong các thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn của động từ “to be”. Cụ thể:
Ngôi chủ ngữ | Chủ ngữ | Cách chia động từ | |
Động từ tobe | Ngôi thứ nhất số ít | I | am/ was |
Ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba số nhiều | You, We, They | are/ were | |
Ngôi thứ ba số ít | He, She, It | is/ was | |
Động từ thường | Ngôi thứ nhất & ngôi thứ hai, thứ ba số nhiều | I, You, We, They | động từ nguyên thể |
Ngôi thứ ba số ít | He, She, It | động từ nguyên thể thêm đuôi “-s” hoặc “-es” |
Cách chia động từ theo ngôi chủ ngữ
Ví dụ:
- She is happy. (Cô ấy vui vẻ.)
Động từ “to be” là “is,” được chia theo chủ ngữ ngôi thứ ba số ít “she,” thì hiện tại.
- We were watching a movie. (Chúng tôi đã xem một bộ phim.)
Động từ “to be” là “were,” được chia theo chủ ngữ ngôi thứ nhất số nhiều “we,” thì quá khứ tiếp diễn.
- They play soccer every weekend. (Họ chơi bóng đá mỗi cuối tuần.)
Động từ “play” ở dạng nguyên thể vì chủ ngữ là ngôi thứ ba số nhiều “they,” thì hiện tại.
- She writes letters to her friends. (Cô ấy viết thư cho bạn bè của mình.)
Động từ “write” thêm đuôi “-s” thành “writes” vì chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít “she,” thì hiện tại.
3.2. Chia động từ theo thì (Tenses)
Hướng dẫn chia động từ trong ngoặc theo thì
Thì hiện tại đơn:
- Cấu trúc: S + V (s/es) + O
Ví dụ: He plays football every Sunday. (Anh ấy chơi bóng đá vào mỗi Chủ nhật.)
Thì hiện tại hoàn thành:
- Cấu trúc: S + has/have + Vpp/V-ed + O
Ví dụ: I have visited Japan twice. (Tôi đã thăm Nhật Bản hai lần.)
Thì hiện tại tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + am/is/are + V-ing + O
Ví dụ: She is cooking dinner right now. (Cô ấy đang nấu bữa tối ngay lúc này.)
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + have/has + been + V-ing + O
Ví dụ: They have been living here for ten years. (Họ đã sống ở đây được mười năm.)
Thì quá khứ đơn:
- Cấu trúc: S + V2/V-ed + O
Ví dụ: I watched that movie last week. (Tôi đã xem bộ phim đó tuần trước.)
Thì quá khứ hoàn thành:
- Cấu trúc: S + had + Vpp/V-ed + O
Ví dụ: She had left before we arrived. (Cô ấy đã rời đi trước khi chúng tôi đến.)
Thì quá khứ tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + was/were + V-ing + O
Ví dụ: They were talking when the phone rang. (Họ đang nói chuyện thì điện thoại reo.)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + had been + V-ing + O
Ví dụ: He had been reading for an hour before he fell asleep. (Anh ấy đã đọc sách trong một giờ trước khi anh ấy ngủ thiếp đi.)
Thì tương lai đơn:
- Cấu trúc: S + will/shall + V-inf + O
Ví dụ: She will call you tomorrow. (Cô ấy sẽ gọi cho bạn vào ngày mai.)
Thì tương lai hoàn thành:
- Cấu trúc: S + will + have + Vpp/V-ed + O
Ví dụ: By the time you arrive, I will have finished my work. (Khi bạn đến, tôi sẽ hoàn thành xong công việc của mình.)
Thì tương lai tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + will + be + V-ing + O
Ví dụ: At 6PM tomorrow, we will be having dinner. (Vào lúc 6 giờ tối mai, chúng tôi sẽ đang ăn tối.)
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:
- Cấu trúc: S + will + have been + V-ing + O
Ví dụ: By the end of the month, he will have been studying for three years. (Đến cuối tháng, anh ấy sẽ học được ba năm.)
Thì tương lai gần:
- Cấu trúc: S + am/is/are + going to + V-inf + O
Ví dụ: We are going to start the meeting soon. (Chúng tôi sắp bắt đầu cuộc họp.)
3.3. Chia động từ theo dạng
Hướng dẫn chia động từ theo dạng của câu
Trong một câu có nhiều động từ, chỉ động từ đứng ngay sau chủ ngữ mới được chia theo thì, trong khi những động từ còn lại sẽ được chia theo các dạng khác nhau. Các dạng đó bao gồm:
Động từ nguyên mẫu không có “to”
Động từ nguyên mẫu có “to”
Danh động từ (V-ing)
Động từ ở dạng quá khứ phân từ
Có hai cấu trúc phổ biến để nhận diện khi câu chứa nhiều động từ:
- V1 – O – V2: Khi hai động từ ngăn cách bởi một tân ngữ.
- V1 – V2: Khi hai động từ liền kề nhau.
Trong đó, V1 là động từ chia theo thì, còn V2 sẽ được chia theo dạng phù hợp với động từ trước nó. Đặc biệt, khi V1 là một động từ chỉ giác quan (ví dụ: see, hear, feel), động từ tiếp theo (V2) có thể ở dạng V-inf (động từ nguyên mẫu không có “to”) hoặc V-ing tùy vào ngữ cảnh.
Ví dụ minh họa:
VD 1: I noticed him running in the park. (Tôi thấy anh ấy đang chạy trong công viên.)
- Động từ “noticed” được chia theo thì quá khứ vì đứng sau chủ ngữ “I”. Cấu trúc câu thuộc dạng V1 – O – V2 với “noticed him running”, trong đó “running” được chia theo dạng V-ing vì động từ “notice” là động từ chỉ giác quan.
VD 2: They plan to travel next week. (Họ dự định đi du lịch vào tuần tới.)
- Động từ “plan” chia theo thì hiện tại đơn vì đứng sau chủ ngữ “They”. Cấu trúc là V1 – V2 với “plan to travel”, trong đó “travel” chia theo dạng “to V-inf” vì động từ “plan” yêu cầu động từ theo sau ở dạng “to V-inf”.
Ví dụ khác:
VD 3: She let him borrow her book. (Cô ấy để anh ta mượn sách.)
- Động từ “let” chia theo thì hiện tại vì đứng ngay sau chủ ngữ “She”. Cấu trúc câu là V1 – O – V2, với “let him borrow”, trong đó “borrow” là động từ nguyên mẫu không “to”, do sau “let” thường dùng động từ dạng này.
VD 4: We stopped to rest after the hike. (Chúng tôi dừng lại để nghỉ sau chuyến leo núi.)
- Động từ “stopped” chia theo thì quá khứ vì đứng ngay sau chủ ngữ “We”. Cấu trúc câu là V1 – V2 với “stopped to rest”, trong đó “rest” ở dạng “to V-inf” vì động từ “stop” khi mang nghĩa “dừng lại để làm gì” yêu cầu động từ sau ở dạng “to V-inf”.
Những động từ mà theo sau nó là một “to V-inf” (chưa phải là tất cả).
Cấu trúc: V – to V
Bear: Chịu trách nhiệm | Swear: Tuyên thệ | Propose: Đề xuất | Manage: Quản lý |
Offer: Biếu | Prepare: Chuẩn bị | Wish: Muốn | Promise: Hứa |
Want: Muốn | Learn: Học hỏi | Seem: Hình như | Arrange: Sắp xếp |
Expect: Đoán trước | Refuse: Bác bỏ lời yêu cầu | Appear: Xuất hiện | Begin: Bắt đầu |
Intend: Có ý định | Fail: Hỏng | Afford: Đủ khả năng | Choose: Lựa chọn |
Hesitate: Do dự | Pretend: Giả vờ | Neglect: Bỏ mặc | Decide: Xử đoán |
Cấu trúc: V – O – to V
Advise: Khuyên nhủ | Ask: Hỏi | Encourage: Khuyến khích | Forbid: Ngăn cấm |
Permit: Cho phép | Remind: Nhắc lại | Allow: Cho phép | Expect: Tưởng rằng |
Invite: Mời gọi | Decide: Quyết định | Order: Đặt hàng | Persuade: Khuyên |
Request: Thỉnh cầu | Want: Muốn | Wish: Muốn | Instruct: Dạy dỗ |
Mean: Nghĩa là | Teach: Dạy | Tempt: Dụ dỗ | Go: Đi |
Những động từ mà theo sau nó là một “V-ing” (chưa phải là tất cả)
Gồm các động từ chỉ giác quan: Hear, see, feel, watch, observe, smell,… và một số từ khác.
Anticipate: Dự đoán | Avoid: Tránh | Delay: Chậm trễ | Postpone: Hoãn lại |
Quit: Thoát | Admit: Chấp nhận | Discuss: Bàn luận | Mention: Đề cập |
Suggest: Đề xuất | Urge: Thúc giục | Keep: Giữ | Continue: Tiếp tục |
Involve: Liên quan | Enjoy: Thưởng thức | Practice: Lường gạt | Dislike: Gớm |
Mind: Để ý | Tolerate: Tha thứ | Love: Yêu | Hate: Ghét |
Resent: Phẫn nộ | Understand: Hiểu | Resist: Kháng cự | Recall: Hồi tưởng |
Consider: Xem xét | Deny: Từ chối | Imagine: Tưởng tượng | Beat: Đánh đập |
>>>Xem thêm: https://www.eternity.edu.vn/phuong-phap-hoc-ielts-hien-dai-dat-ket-qua-toi-uu-tai-eternity/
*Chú ý: Có những động từ mà theo sau có có thể là một “to V-inf” hoặc “V-ing” tùy vào ý nghĩa của câu.
Động từ | Ví dụ |
Stop (Dừng lại) | to V-inf: She stopped to chat with her friend. (Cô ấy dừng lại để trò chuyện với bạn.) => Dừng lại để làm việc gì đó. |
V-ing: She stopped chatting when the teacher entered. (Cô ấy ngừng trò chuyện khi giáo viên bước vào.) => Dừng hẳn việc đang làm. |
|
Remember/Forget (Nhớ lại/Quên) | to V-inf: I forgot to lock the door. (Tôi đã quên khóa cửa.) => Quên chưa làm việc gì đó. |
V-ing: I remember locking the door. (Tôi nhớ đã khóa cửa.) => Nhớ lại việc đã làm. |
|
Regret (Sự hối tiếc) | to V-inf: I regret to inform you that the event has been canceled. (Tôi rất tiếc phải thông báo rằng sự kiện đã bị hủy.) => Lấy làm tiếc khi phải làm gì đó. |
V-ing: I regret making that mistake. (Tôi hối hận vì đã phạm sai lầm đó.) => Hối hận về việc đã làm. |
|
Try (Thử) | to V-inf: He tried to lift the heavy box. (Anh ấy đã cố gắng nâng chiếc hộp nặng.) => Cố gắng làm một việc gì đó. |
V-ing: He tried lifting weights to get stronger. (Anh ấy đã thử nâng tạ để khỏe hơn.) => Thử làm một việc gì đó. |
|
Want (Muốn) | to V-inf: They want to travel abroad next year. (Họ muốn đi du lịch nước ngoài vào năm sau.) => Muốn làm một việc gì đó. |
V-ing: I don’t want him telling lies. (Tôi không muốn anh ấy nói dối.) => Muốn một điều gì đó không xảy ra. |
|
Need (Nhu cầu) | to V-inf: You need to complete the form by tomorrow. (Bạn cần hoàn thành biểu mẫu trước ngày mai.) => Cần làm một việc gì đó. |
V-ing: The garden needs watering. (Khu vườn cần được tưới nước.) => Điều gì đó cần phải được thực hiện. |
|
Mean (Nghĩa là) | to V-inf: Missing the deadline means you’ll have to work overtime. (Bỏ lỡ hạn chót có nghĩa là bạn sẽ phải làm thêm giờ.) => Giải thích điều gì đó.V-ing: I mean going to the meeting is important. (Ý tôi là việc đi họp rất quan trọng.) => Ai đó nói ra suy nghĩ của mình. |
to V-inf: After graduating, she went on to study law.
(Sau khi tốt nghiệp, cô ấy tiếp tục học luật.) => Một điều gì đó phát triển tiếp. |
|
Go on (Đi tiếp) | |
V-ing: He went on talking for hours without stopping. (Anh ấy tiếp tục nói suốt hàng giờ mà không dừng lại.) => Tiếp tục làm việc gì đó. |
4. Lưu ý khi chia động từ trong ngoặc
Khi chia động từ trong ngoặc, có một số lưu ý chi tiết bạn cần quan tâm để đảm bảo chia động từ chính xác theo ngữ pháp tiếng Anh. Dưới đây là các yếu tố quan trọng bạn nên chú ý:
4.1. Xác định thì của câu:
Trước tiên, bạn cần xác định thì (tense) của câu. Thì của câu có thể là hiện tại, quá khứ, tương lai, hoặc hoàn thành (hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành). Các dấu hiệu nhận biết thì bao gồm các từ chỉ thời gian như “now” (bây giờ), “yesterday” (hôm qua), “tomorrow” (ngày mai), “already” (đã), “for”, “since”, “just”, và các cụm từ tương tự.
Ví dụ:
-
- Nếu câu có từ chỉ thời gian là “yesterday”, thì có thể bạn sẽ phải chia động từ ở thì quá khứ đơn.
- Nếu câu có “since” đi kèm với một thời điểm trong quá khứ, thường thì bạn sẽ phải chia ở thì hiện tại hoàn thành.
4.2. Xác định chủ ngữ:
Chủ ngữ có ảnh hưởng đến cách chia động từ, đặc biệt là ở các thì hiện tại. Chủ ngữ có thể là số ít, số nhiều, hoặc đại từ không xác định.
Ở thì hiện tại đơn, nếu chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít (he, she, it), động từ thường được thêm “s” hoặc “es”. Ví dụ:
-
- He works hard.
- She goes to school.
Với các chủ ngữ khác như “I”, “we”, “they”, “you”, động từ ở dạng nguyên thể mà không thêm “s” hoặc “es”.
4.3. Các động từ đặc biệt:
Một số động từ như “be”, “have”, “do” có các cách chia khác nhau theo thì và theo chủ ngữ. Bạn cần lưu ý đặc biệt khi chia các động từ này.
-
- Ví dụ, động từ “be” ở thì hiện tại chia thành “am”, “is”, “are” tương ứng với các chủ ngữ khác nhau. Ở thì quá khứ, “be” chia thành “was” (cho chủ ngữ số ít) và “were” (cho chủ ngữ số nhiều).
- Động từ “have” khi ở ngôi thứ ba số ít sẽ trở thành “has”. Còn ở thì hoàn thành, “have” và “has” đi với phân từ hai của động từ.
4.4. Câu phủ định và câu nghi vấn:
Khi chuyển đổi câu sang dạng phủ định hoặc nghi vấn, bạn sẽ cần dùng trợ động từ như “do”, “does”, “did” tùy theo thì.
-
- Ở thì hiện tại đơn, bạn sử dụng “do/does” cho câu phủ định hoặc câu hỏi. Ví dụ:
- Câu khẳng định: She plays the piano.
- Câu phủ định: She does not play the piano.
- Câu nghi vấn: Does she play the piano?
- Ở thì quá khứ đơn, sử dụng “did” cho phủ định và câu hỏi:
- Câu khẳng định: They went to the park.
- Câu phủ định: They did not go to the park.
- Câu nghi vấn: Did they go to the park?
- Ở thì hiện tại đơn, bạn sử dụng “do/does” cho câu phủ định hoặc câu hỏi. Ví dụ:
4.5. Câu điều kiện:
Trong các câu điều kiện, động từ ở mệnh đề chính và mệnh đề phụ thường sử dụng các thì khác nhau tùy thuộc vào loại câu điều kiện:
-
- Câu điều kiện loại 1: Mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn, mệnh đề phụ dùng thì hiện tại đơn.
- Ví dụ: If it rains tomorrow, we will stay at home.
- Câu điều kiện loại 2: Mệnh đề chính dùng “would” + động từ nguyên thể, mệnh đề phụ dùng thì quá khứ đơn.
- Ví dụ: If I were you, I would study harder.
- Câu điều kiện loại 1: Mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn, mệnh đề phụ dùng thì hiện tại đơn.
4.6. Sử dụng động từ khuyết thiếu:
Các động từ khuyết thiếu như “can”, “could”, “may”, “might”, “must”, “shall”, “will” luôn đi kèm với động từ nguyên mẫu (infinitive). Điều này có nghĩa là động từ chính không thay đổi hình thức khi đi sau các động từ khuyết thiếu.
-
- Ví dụ:
- He can speak English.
- They might go to the cinema.
- Ví dụ:
4.7. Động từ bất quy tắc:
Một số động từ không tuân theo quy tắc thêm “ed” để tạo quá khứ và quá khứ phân từ. Các động từ này được gọi là động từ bất quy tắc (irregular verbs). Bạn cần học và ghi nhớ dạng quá khứ và quá khứ phân từ của chúng.
-
- Ví dụ:
- Go -> went -> gone
- See -> saw -> seen
- Hãy chú ý khi sử dụng các động từ này, đặc biệt là trong thì quá khứ đơn và các thì hoàn thành.
- Ví dụ:
4.8. Chú ý đến cấu trúc đặc biệt:
Một số cấu trúc ngữ pháp yêu cầu chia động từ theo cách đặc biệt, chẳng hạn như “used to”, “would rather”, “had better”, v.v. Trong các cấu trúc này, động từ chính thường giữ nguyên dạng.
-
- Ví dụ:
- I used to play football.
- You had better study harder.
- Ví dụ:
5. Bài tập luyện tập
Dạng 1: Chia động từ theo chủ ngữ (Chú ý sự phù hợp của động từ với chủ ngữ số ít/số nhiều)
- My sister (love) __________ reading books.
- The dogs (bark) __________ loudly every night.
- She (study) __________ in the library every afternoon.
- John and I (go) __________ to the gym together.
- My friends (play) __________ tennis on Sundays.
- The child (cry) __________ when he is hungry.
- My parents (live) __________ in a small town.
- The teacher (explain) __________ the lesson clearly.
- The boys (not like) __________ doing their homework.
- He (want) __________ to travel the world.
Dạng 2: Chia động từ theo thì
- She (watch) __________ TV now.
- They (arrive) __________ last night.
- We (visit) __________ Paris next summer.
- He (write) __________ the report when I called him.
- I (read) __________ this book already.
- She (work) __________ at this company for five years.
- We (finish) __________ the project tomorrow.
- The train (leave) __________ at 6:00 AM every day.
- I (see) __________ him yesterday at the park.
- The movie (start) __________ by the time we arrived.
Dạng 3: Chia động từ theo dạng động từ (Bị động, chủ động, câu điều kiện, câu giả định…)
- The cake (bake) __________ by my mother yesterday.
- If he (study) __________ harder, he would pass the exam.
- The house (build) __________ last year.
- I wish I (can) __________ travel to Japan next year.
- The project (complete) __________ before the deadline.
- If it (not rain) __________, we will go for a walk.
- The car (repair) __________ right now.
- If I (be) __________ you, I would take the job.
- He (get) __________ promoted if he works hard.
- The email (send) __________ before noon.
Dạng 4: Tổng hợp
- By the time she (arrive) __________, we (already leave) __________.
- The letter (write) __________ by my friend yesterday.
- If I (know) __________ the answer, I would tell you.
- My parents (live) __________ in this house since 1990.
- While we (have) __________ dinner, the phone (ring) __________.
- I (never meet) __________ him before.
- The project (complete) __________ by the time the manager (return) __________.
- If it (not rain) __________ tomorrow, we (go) __________ on a picnic.
- She wishes she (can) __________ play the piano.
- The report (submit) __________ next Monday.
Kết luận, việc nắm vững cách chia động từ trong ngoặc là một kỹ năng quan trọng giúp cải thiện khả năng ngữ pháp tiếng Anh. Bằng cách hiểu rõ các quy tắc về thì, dạng từ và cách sử dụng động từ, bạn sẽ có thể làm bài tập một cách chính xác và tự tin hơn. Hãy luôn thực hành thường xuyên để củng cố kiến thức và nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình!